DIWACO có nhiệm vụ cung cấp nước sạch mạng cấp I, cấp II và toàn bộ mạng cấp III trên địa bàn Thành phố Điện Biên Phủ; và 9 huyện, thị khác của tỉnh Điện Biên (Bao gồm: Thị xã Mường Lay, huyện Điện Biên, huyện Điện Biên Đông, huyện Mường Ảng, huyện Mường Chà, huyện Tủa Chùa, huyện Mường Nhé, huyện Nậm Pồ, huyện Tuần Giáo), với tính chất phục vụ là chủ yếu.
(1). Tên công ty: Công ty Cổ phần cấp nước Điện Biên
Tên tiếng Anh: Dien Bien Water Supply Joint Stock Company
Tên viết tắt: DIWACO
(2). Trụ sở chính: Tổ 1 - phường Him Lam – TP Điện Biên Phủ - tỉnh Điện Biên
Điện thoại: (0215) 3810 113
Fax: (0215) 3812 333
Website: capnuocdienbien.com
(3). Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: 5600100728 ngày 13/10/2016
(4). Mã số thuế: 5600100728
(5). Vốn điều lệ: 393.201.000.000 đồng
(6). Ngành nghề sản xuất kinh doanh chính:
- Sản xuất và cung cấp nước sạch phục vụ nhu cầu dân sinh và các ngành kinh tế khác;
- Xây dựng công trình dân dụng, công nghiệp;
- Thoát nước và xử lý nước thải;
- Xây dựng công trình giao thông, thủy lợi vừa và nhỏ;
- Xây lắp đường dây và trạm biến áp từ 0,4 đến 35kv;
- Kinh doanh vật tư chuyên ngành nước.
(7). Phạm vi hoạt động:
Công ty DIWACO có nhiệm vụ cung cấp nước sạch mạng cấp I, cấp II và toàn bộ mạng cấp III trên địa bàn Thành phố Điện Biên Phủ; và 8 huyện, thị khác của tỉnh Điện Biên (Bao gồm: Thị xã Mường Lay, Huyện Điện Biên, Huyện Điện Biên Đông, Huyện Mường Ảng, Huyện Mường Chà, Huyện Tủa Chùa, Huyện Mường Nhé, huyện Tuần Giáo), với tính chất phục vụ là chủ yếu.
1.1Quá trình hình thành và phát triển
Công ty cổ phần cấp nước Điện Biên (Diwaco) có quá trình hình thành và phát triển như sau:
- Tiền thân của Công ty trước đây là Đội xây lắp đường nước tại Thị xã Lai Châu phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt và phát triển chủ yếu của Thị xã Lai Châu.
- Ngày 29/12/1984 tại quyết định số 347/QĐ-UBND, Ủy ban nhan dân tỉnh Lai Châu đã chuyển Đội xây lắp đường nước Thị xã thành Xí nghiệp Quản lý cấp phát nước tỉnh Lai Châu trực thuộc UBND thị xã Lai Châu, sau này trực thuộc Sở Xây dựng tỉnh Lai Châu.
- Ngày 26/4/1994 tại quyết định số 167/QĐ-UB-TC của UBND tỉnh Lai Châu, doanh nghiệp được đổi tên thành Công ty Xây dựng cấp phát nước tỉnh Lai Châu.
- Ngày 17/02/2004 tại Quyết định số 2320/QĐ-UBND của UBND tỉnh Điện Biên, công ty đã được chuyển thành doanh nghiệp nhà nước hoạt động công ích, với tên gọi Công ty Xây dựng cấp nước Điện Biên.
- Ngày 02/4/2009 tại Quyết định số 466/QĐ-UBND Ủy ban nhân dân tỉnh Điện Biên đã phê duyệt Phương án và chuyển đổi DNNN hoạt động công ích Công ty Xây dựng cấp nước Điện Biên thành công ty TNHH một thành viên và ngày 24/6/2009 doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh chính thức chuyển thành công ty TNHH một thành viên 100% vốn nhà nước với tên gọi Công ty TNHH Xây dựng cấp nước Điện Biên.
- Công ty TNHH Xây dựng cấp nước Điện Biên được cổ phần hóa thành Công ty cổ phần cấp nước Điện Biên theo Quyết định số 341/QĐ-UBND ngày 6/5/2015 của UBND tỉnh Điện Biên. Công ty hoạt động theo mô hình công ty cổ phần từ ngày 11/1/2016.
Hệ thống cấp nước của Công ty có quá trình phát triển như sau:
- Năm 1993 Nhà máy được hưởng nguồn vốn viện trợ ODA của chính phủ Pháp để xây dựng hệ thống cấp nước thành phố Điện Biên Phủ.
- Năm 1998, tổng công suất thiết kế giai đoạn I chỉ đạt 8.000 m3/ngày chủ yếu phục vụ nhân dân thị xã Điện Biên Phủ (nay là Thành phố Điện Biên Phủ).
- Năm 2007 Công ty tiếp tục đầu tư bằng nguồn vốn khấu hao Nhà máy nước Bản Phủ 360 m3/ngày phục vụ nhân dân khu Bản Phủ; Nhà máy nước Mường Ảng 1.680 m3/ngày phục vụ nhân dân thị trấn Mường Ảng.
- Năm 2008 Công ty được UBND Tỉnh và UBND huyện Tủa Chùa bàn giao Công trình Nhà máy nước Tủa Chùa công suất 2.000 m3/ngày; Năm 2010 được bàn giao Nhà máy nước Mường Chà, công suất 1.000 m3/ngày.
- Năm 2011 do nhu cầu của Thành phố Điện Biên Phủ: Nhà máy Nước Điện Biên đã được mở rộng nâng công suất lên 11.500 m3/ngày bằng nguồn vốn khấu hao của Công ty.
- Năm 2012 Nhà máy Nước Điện Biên Phủ tiếp tục được đầu tư giai đoạn II nâng công suất lên 16.000 m3/ngày bằng nguồn vốn khấu hao công ty và vốn ngân sách, vốn ODA và dự án đã được hoàn thành vào tháng 9/2015; Được đầu tư nhà máy nước huyện Điện Biên Đông công suất 1.500 m3/ngày (bằng nguồn vốn JICA & vốn đối ứng của tỉnh).
- Năm 2013 Công ty tiếp quản Nhà máy nước thị xã Mường Lay bằng nguồn vốn tái định cư thủy điện Sơn La, công suất 5.600 m3/ngày.
- Hiện nay, tổng công suất thiết kế của hệ thống cấp nước đạt 30.280 m3/ngày.
1.2Tình hình công ty
1.2.1Đặc điểm về thể chế và nguồn nhân lực
Công ty Cổ phần cấp nước Điện Biên có các cổ đông như sau:
- Cổ đông là Nhà nước; chiếm giữ 99,415% vốn điều lệ.
- Các cổ đông khác: Chiếm giữ 0,585% vốn điều lệ.
Công ty có các đơn vị sau:
- Các phòng chức năng: Phòng Tổ chức - Hành chính; Phòng Kế hoạch - Vật tư; Phòng Kế toán - Tài vụ; Phòng Kỹ thuật; Phòng Quản lý và phát triển khách hàng; Phòng quản lý chất lượng nước;
- Phân xưởng sản xuất nước sạch;
- 9 tổ đội trực cấp nước: TP Điện Biên Phủ, TX Mường Lay, Huyện Điện Biên, Mường Chà, Mường Nhé, Tủa Chùa, Điện Biên Đông, Mường Ảng, Tuần Giáo;
- 1 Đội Thanh tra - Sửa chữa;
- 1 Đội phòng chống thất thoát;
- 1 Đội xây lắp.
Sơ đồ tổ chức của Công ty DIWACO
Hội đồng quản trị:
- Phê duyệt kế hoạch sản xuất kinh doanh;
- Có trách nhiệm quản lý và chỉ đạo mọi hoạt động kinh doanh của công ty;
- Điều chỉnh kế hoạch sản xuất kinh doanh hàng năm của Công ty nếu cần thiết;
- Giám sát, chỉ đạo ban giám đốc trong việc điều hành kinh doanh hàng ngày của Công ty.
Ban giám đốc:
- Điều hành công việc sản xuất kinh doanh hàng ngày của Công ty theo mục tiêu, kế hoạch sản xuất kinh doanh hàng năm đã được phê duyệt;
- Chuẩn bị các bản dự toán dài hạn, hàng năm, hàng tháng theo kế hoạch sản xuất kinh doanh;
- Xây dựng các định mức kinh tế kỹ thuật, tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm, đơn giá tiền lương, thưởng và kiểm tra các đơn vị trong Công ty trong việc thực hiện;
- Quyết định mức lương, lợi ích của người lao động sau khi được phê chuẩn của Hội đồng quản trị;
- Lập và trình Hội đồng quản trị kế hoạch kinh doanh chi tiết cho năm tài chính tiếp theo;
- Thay mặt Hội đồng quản trị quản lý toàn bộ tài sản của Công ty.
Phòng Tổ chức - Hành chính:
- Xây dựng các phương án, các văn bản quản lý về tổ chức, tham mưu cho Lãnh đạo về trình độ, tình hình nhân lực của Công ty;
- Áp dụng các biện pháp nhằm quản lý hiệu quả nguồn nhân lực và tiền lương;
- Xây dựng kế hoạch nhân lực;
- Xây dựng và thực hiện các đề án, chương trình đào tạo nhân lực;
- Xây dựng các phương án về chế độ, chính sách, sắp xếp lao động, định mức lao động, năng suất lao động, đơn giá tiền lương, chính sách tiền lương, tiền thưởng, chế độ làm việc, nghỉ ngơi, chế độ bảo hiểm, bảo hộ lao động, chế độ hưu trí, thôi việc, đảm bảo an toàn về mặt xã hội và luật pháp cho người lao động của Công ty;
- Chịu trách nhiệm quản lý tài sản, công cụ, phương tiện và điều vận phương tiện thuộc lĩnh vực hành chính.
Phòng Kế hoạch – Vật tư:
- Tham mưu giúp Giám đốc Công ty xây dựng các chỉ tiêu, kế hoạch tổng hợp về sản xuất kinh doanh, quản lý kinh tế và xây dựng cơ bản, quản lý và sử dụng các nguồn vốn có hiệu quả;
- Theo dõi việc thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh theo kế hoạch hàng năm và chiến lược dài hạn của Công ty;
- Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các định mức kinh tế kỹ thuật, các chế độ, chính sách của nhà nước trong lĩnh vực quản lý đầu tư và xây dựng cơ bản;
- Quản lý, mua sắm vật tư, thiết bị, nguyên nhiên vật liệu phục vụ sản xuất kinh doanh của Công ty.
Phòng Kế toán - tài vụ:
- Tham mưu việc thực hiện các chế độ tài chính của Nhà nước;
- Thực hiện chức năng kiểm soát viên của nhà nước về mặt tài chính tại Công ty;
- Tổ chức hạch toán, kế toán, quản lý và sử dụng các nguồn lực vào sản xuất kinh doanh;
- Giám sát các hoạt động sản xuất kinh doanh, đảm bảo sử dụng vốn có hiệu quả;
- Thực hiện chế độ báo cáo, quyết toán, phân tích kết quả sản xuất kinh doanh theo định kỳ và đúng quy định của Nhà nước;
- Phối hợp với các phòng ban liên quan xây dựng kế hoạch chi tiết năm phù hợp với kế hoạch sản xuất kinh doanh của Công ty đã được phê duyệt;
- Kiểm tra việc quản lý, thu. chi, sử dụng các loại quỹ, vốn (đặc biệt bằng tiền) và hệ thống tài sản cố định của Công ty.
Phòng Kỹ thuật:
- Tham mưu và thực hiện các giải pháp về khoa học và kỹ thuật, công nghệ trong quản lý sản xuất kinh doanh;
- Có trách nhiệm thẩm định dự toán, quyết toán các công trình xây dựng cơ bản, sửa chữa lớn, thi công xây lắp, các dự án cấp nước của Công ty theo đúng quy định của nhà nước;
- Chịu trách nhiệm quản lý toàn bộ các quy trình công nghệ sản xuất nước;
- Lập kế hoạch khai thác nước sản xuất, hoá chất xử lý nước theo kế hoạch hàng năm, kế hoạch dài hạn của Công ty;
- Xử lý sự cố hệ thống mạng lưới cấp nước của Công ty;
- Kiểm soát quá trình thi công, nghiệm thu công trình thi công lắp đặt hệ thống cấp nước;
- Có biện pháp quản lý các nguồn nước, chất lượng nước;
- Lập kế hoạch, phương án thau rửa các tuyến đường ống cấp nước.
Phòng Quản lý phát triển khách hàng:
- Tổ chức in ấn và quản lý hợp đồng cung cấp sử dụng nước sạch, hóa đơn tiền nước; quản lý phần mềm quản lý khách hàng theo quy trình, quy định của Công ty;
- Lập kế hoạch và chỉ đạo các Đội trực sản xuất cấp nước trong việc thực hiện kế hoạch ghi thu tiền nước. Hướng dẫn nghiệp vụ kinh doanh cho các Đội trực cấp nước;
- Tổ chức kiểm tra, kiểm soát công tác quản lý ghi - thu: ghi đọc đồng hồ đo nước, áp giá, áp định mức cho các hộ sử dụng chung đồng hồ, thu tiền nước tại các Đội trực cấp nước;
- Tổ chức quản lý khách hàng sử dụng nước sạch trên địa bàn, quản lý đồng hồ đo nước: nắm bắt, giải quyết thông tin kịp thời, hiệu quả;
- Thực hiện công tác phát triển khách hàng, phối hợp với chính quyền địa phương các cấp tuyên truyền vận động khách hàng sử dụng nước sạch tiết kiệm, chống lãng phí;
- Xây dựng kế hoạch, đề xuất biện pháp, giải pháp chống thât thoát, thất thu sản phẩm nước sạch; triển khai, đôn đốc, giám sát việc thực hiện kế hoạch chống thất thu thất thoát nước sạch của Công ty;
- Xây dựng phương án kinh doanh nước sạch phù hợp từng thời kỳ phát triển của Công ty;
- Khảo sát, trình duyệt dự toán, nghiệm thu các hợp đồng lắp mới, thay thế đồng hồ đo nước, thi công lắp đặt; Bàn giao cụm đồng hồ cho khách hàng quản lý, sử dụng...
Đội chống thất thoát:
- Tham mưu, lập phương án và kiểm soát thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, chống thất thoát thất thu nước sạch một cách có hiệu quả: Kiểm tra đồng hồ; hệ thống đường ống, mạng dịch vụ...;
Các phòng, tổ đội sản xuất trực cấp nước tại thành phố Điện Biên và tại các huyện:
- Sản xuất, khai thác, kinh doanh nước sạch, thiết kế, thi công, lắp đặt và sửa chữa các công trình hệ thống cấp nước trên địa bàn quản lý theo phân cấp của Công ty;
- Lập kế hoạch sản xuất, tiêu thụ nước máy của đơn vị, kế hoạch doanh thu, tiêu thụ điện năng, hoá chất, kế hoạch phát triển khách hàng và các loại kế hoạch khác phục vụ quá trình sản xuất kinh doanh của đơn vị để trình Công ty duyệt;
- Có trách nhiệm tổ chức triển khai thực hiện hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch Công ty giao hàng năm;
- Quản lý vật tư, tiền vốn, tài sản và các nguồn lực khác của Công ty giao để duy trì và phát triển sản xuất, thực hiện nghiêm chỉnh các chế độ chính sách nhà nước ban hành, các nội quy, quy chế của Công ty.